Ngày 12/05/2005 Bộ Tài chính đă ban hành Thông tư số 34/2005/TT- BTC hướng
dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu
giá |
Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá là tài sản nhà
nước được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá bán thực tế của tài
sản cùng loại hoặc tương tự ở thị trường địa phương tại thời điểm xác định
giá, cụ thể một số trường hợp như sau:
Đối với những tài sản do nhà nước quy định giá, giá khởi điểm không được
thấp hơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm xác định giá khởi điểm.Đối
với tài sản chuyên dùng đơn chiếc, giá khởi điểm được xác định căn cứ vào
chi phí tái tạo lại tài sản hoặc chi phí nhập khẩu và mức độ hao ṃn (cả hữu
h́nh và vô h́nh) của tài sản
Tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc cấp nào ra quyết
định bán đấu giá, th́ cơ quan tài chính nhà nước cấp đó quyết định giá khởi
điểm để bán đấu giá.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, việc xác định giá khởi điểm áp dụng
theo phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp thu nhập.
Thành phần Hội đồng định giá tài sản bao gồm: Đại diện cơ quan tài chính nhà
nước là Chủ tịch Hội đồng;Đại diện cơ quan quản lư, sử dụng, xử lư tài sản -
Phó Chủ tịch Hội đồng; Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần) là
Thành viên;- Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá,
Chủ tịch Hội đồng mời một số thành viên khác tham gia Hội đồng.
Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung
quỹ Nhà nước, tài sản xác lập sở hữu Nhà nước khác, cơ quan tài chính nhà
nước làm thủ tục tiếp nhận tài sản, quyết định xử lư hoặc tŕnh cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định xử lư theo quy định của pháp luật; số c̣n lại
bán đấu giá.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Ngày 12/05/2005 Bộ Tài chính đă ban hành Thông tư số 35/2005/TT- BTC hướng
dẫn về quản lư giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không không thuộc danh
mục phí và lệ phí. |
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc quản lư
giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không có tính độc quyền không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phí và lệ phí; tŕnh tự lập, tŕnh, thẩm
định phương án giá và quyết định giá các dịch vụ do nhà nước định giá.
Nguyên tắc, căn cứ xác định giá dịch vụ:
Giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đối với các chuyến bay quốc tế
(không phân biệt tàu bay của hăng hàng không Việt Nam hay nước ngoài): được
xác định trên cơ sở chi phí hợp lư, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và tạo tích
lũy cho đơn vị, phù hợp với chất lượng dịch vụ và mức giá trung b́nh của
cùng loại dịch vụ trong Khu vực;
Giá dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đối với các chuyến bay nội địa:
Được xác định trên cơ sở chi phí hợp lư; có lợi nhuận hợp lư; phù hợp với
chất lượng dịch vụ và giá cả thị trường trong nước; có tính đến quan hệ tổng
ḥa giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ; phù hợp với chính
sách phát triển kinh tế - xă hội trong từng thời kỳ.
Căn cứ giá cước vận chuyển hành khách tuyến Hà Nội � TP. Hồ Chí Minh và
ngược lại hạng phổ thông (hạng Y) do Bộ Tài chính quy định, các doanh nghiệp
vận tải hàng không được phép quy định và áp dụng các mức giá cụ thể theo đối
tượng, thời vụ, điều kiện vận chuyển? phù hợp với chính sách giá của doanh
nghiệp nhằm thu hút khách, tận dụng năng lực vận chuyển nhưng không được
vượt quá mức giá cước do Bộ Tài chính quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều băi bỏ.
|
Ngày 16/05/2005 Chính phủ đă ban hành Luật số 63/2005/NĐ-CP về việc ban hành
Điều lệ Bảo hiểm y tế |
Theo đó, Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng đối với
những đối tượng sau: Người lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là người lao
động) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang, tổ chức sau: Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;Doanh
nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Trạm y
tế xă, phường, thị trấn; Các trường giáo dục…
Người tham gia bảo hiểm được thanh toán các chi phí mà trước đây không có,
đó là: các chi phí điều trị do tai nạn giao thông (việc thanh toán sẽ tính
đến nguyên nhân gây tai nạn), thanh toán cho các thủ thuật và phẫu thuật (hỗ
trợ chi trả cho các dịch vụ kỹ thuật cao như chẩn đoán h́nh ảnh, can thiệp
tim mạch... Những ca bệnh cần biệt dược đắt tiền hay điều trị kinh niên như
chạy thận, ghép gan... cũng sẽ được hỗ trợ trong giới hạn quy định), thanh
toán chi phí vận chuyển chuyển tuyến điều trị với một số đối tượng (áp dụng
cho một số đối tượng như người nghèo, người có công với cách mạng, người
công tác ở vùng sâu vùng xa…).
Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự
nguyện tham gia bảo hiểm y tế ( Những trường hợp khó khăn, kiếm sống tự do
sẽ tham gia loại h́nh bảo hiểm y tế tự nguyện) , kể cả đối tượng đă tham gia
bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng
mức dịch vụ bảo hiểm y tế cao hơn đối với người tham gia bảo hiểm y tế bắt
buộc. Khuyến khích người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đóng toàn
bộ phí bảo hiểm y tế cho người lao động (trong trường hợp này, phí bảo hiểm
y tế được hạch toán 2% vào chi phí sản xuất và 1% từ quỹ của doanh nghiệp).
Người tham gia bảo hiểm sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh (trừ
các dịch vụ kỹ thuật cao), thay v́ phải thanh toán 20% tổng chi phí điều trị
như trước.
2. Nghị định này cú hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 và thay
thế Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ ban
hành Điều lệ Bảo hiểm y tế.
|
Ngày 18/05/2005 Bộ Tài chính đă ban hành Thông tư số 38/2005/TT- BTC Tŕnh
tự, thủ tục, xử lư tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công
ty nhà nước |
Theo đó, trong thời gian 30 ngày sau khi có quyết định
sáp nhập, hợp nhất; công ty bị sáp nhập, các công ty bị hợp nhất có trách
nhiệm khoá sổ kế toán; tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản công ty đang quản
lư, sử dụng và lập báo cáo tài chính ở thời điểm sáp nhập, hợp nhất.
Kiểm kê xác định số lượng, chất lượng và giá trị tài sản thực tế công ty
đang quản lư và sử dụng; phân loại tài sản đă kiểm kê theo các nhóm sau: Tài
sản cần dùng; Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lư;
Tài sản h́nh thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có); Tài sản thuê
ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận kư gửi.
Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi phải xác định rơ nguyên nhân và
trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lư bồi thường. Giám đốc công ty bị
sáp nhập, công ty bị hợp nhất quyết định mức bồi thường. Chênh lệch giữa giá
trị nợ phải thu không có khả năng thu hồi với tiền bồi thường được bù đắp
bằng dự pḥng nợ phải thu khó đ̣i, qũy dự pḥng tài chính, nếu thiếu hạch
toán vào kết quả kinh doanh của công ty bị sáp nhập, công ty bị hợp nhất…
Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, công ty
bị sáp nhập, công ty bị hợp nhất phải bàn giao đầy đủ, nguyên trạng tài sản,
vốn, công nợ, quyền sử dụng đất, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ
khác cho công ty nhận sáp nhập, công ty hợp nhất kèm theo hồ sơ, chứng từ có
liên quan. Sau khi bàn giao, Giám đốc, kế toán trưởng và người có liên quan
của công ty bị sáp nhập, công ty bị hợp nhất tiếp tục chịu trách nhiệm liên
đới đối với những tài sản kém phẩm chất, tài sản không cần dùng, nợ phải thu
khó đ̣i đă bàn giao.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Ngày 19/05/2005 Chính phủ đă ban hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của CP quy định về
tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính |
Một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả măn một trong
những điều kiện sau đây: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên
thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự
thoả thuận của hai bên; Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên
thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn cho thuê một
loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản
thuê…
Mọi giao dịch cho thuê tài chính phải được đăng kư tại Trung tâm đăng kư
giao dịch đảm bảo. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết việc đăng kư và giá trị
pháp lư của việc đăng kư giao dịch cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài
chính được đăng kư sở hữu tài sản cho thuê tại cơ quan có thẩm quyền nơi
công ty cho thuê tài chính đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc nơi bên thuê
cư trú hoặc đặt trụ sở hoạt động. Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông
vận tải có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này.
Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê th́ công ty cho thuê tài chính
xử lư tài sản cho thuê như sau:
Công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê mà
không chờ có phán quyết của Toà án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay
toàn bộ số tiền thuê chưa trả theo hợp đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở,
chiếm giữ, sử dụng tài sản thuê và không hoàn trả lại tài sản cho thuê cho
bên cho thuê; Sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa là 60
(sáu mươi) ngày, bên cho thuê phải xử lư xong tài sản cho thuê…
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
Ngày 25/05/2005 Ngân hàng Nhà nước đă ban hành Thông tư số 03/2005/TT-NHNN
hướng dẫn các công ty cho thuê tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính. |
Theo đó, Công ty cho thuê tài chính tự quyết định việc
cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở khả năng tài chính của ḿnh và kết quả
đánh giá khả năng trả nợ của bên thuê đối với các trường hợp:
- Bên thuê tài chính không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lăi tiền thuê tài
chính đúng kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn cho thuê đă thoả thuận trong
hợp đồng cho thuê tài chính và được công ty cho thuê tài chính đánh giá là
có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, th́ công ty cho thuê tài
chính xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lăi tiền thuê tài chính.
- Bên thuê tài chính không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lăi tiền thuê
tài chính đúng thời hạn cho thuê đă thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính và được công ty cho thuê tài chính đánh giá là có khả năng trả nợ
trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho thuê, th́ công ty cho
thuê tài chính xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với khả năng trả
nợ của bên thuê.
Công ty cho thuê tài chính phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền thuê tài
chính của bên thuê có khoản nợ cơ cấu lại vào các nhóm nợ thích hợp, trích
lập và sử dụng dự pḥng để xử lư rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công ty cho thuê tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ đối với các hợp đồng cho thuê tài chính theo hai phương thức sau
đây: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc công ty cho thuê tài chính chấp thuận
thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn cho thuê tài chính đă thoả
thuận trước đó trong hợp đồng cho thuê tài chính, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng
không thay đổi, Gia hạn nợ là việc công ty cho thuê tài chính chấp thuận kéo
dài thêm một khoảng thời gian trả nợ tiền thuê tài chính vượt quá thời hạn
cho thuê đă thoả thuận trước đó trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Đối với các hợp đồng cho thuê tài chính được cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
công ty cho thuê tài chính phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
|